Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty truyền thông quản lý và lưu trữ thông tin, video, âm thanh và hình ảnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp đôi khi có thể gặp khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai giải pháp hàng đầu dành cho công ty truyền thông.
Contents
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VẤN ĐỀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU CÔNG TY TRUYỀN THÔNG GẶP PHẢI
- Khối lượng lớn và tăng trưởng nhanh của dữ liệu: Công ty truyền thông thường sản xuất và thu thập lượng lớn nội dung như video, hình ảnh, âm thanh và văn bản. Số lượng dữ liệu này liên tục tăng lên theo thời gian, đặt ra một thách thức lớn về lưu trữ và quản lý dữ liệu.
- Hiệu suất và tốc độ truy cập: Công việc chỉnh sửa video, xử lý âm thanh và phân tích dữ liệu yêu cầu hiệu suất và tốc độ truy cập dữ liệu cao. Công ty truyền thông phải đối mặt với việc cung cấp giải pháp lưu trữ có khả năng đáp ứng các yêu cầu này để đảm bảo làm việc hiệu quả.
- Bảo mật và riêng tư: Dữ liệu trong công ty truyền thông thường chứa nội dung nhạy cảm và bản quyền. Việc bảo mật và bảo vệ dữ liệu khỏi việc truy cập trái phép, rò rỉ hoặc mất mát là một thách thức quan trọng.
- Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Dữ liệu trong công ty truyền thông có giá trị cao và không thể phục hồi được nếu bị mất. Do đó, việc thực hiện sao lưu thường xuyên và khôi phục dữ liệu một cách hiệu quả là rất quan trọng.
- Chi phí lưu trữ: Với lượng dữ liệu lớn, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu có thể tạo ra chi phí cao đối với công ty truyền thông. Họ cần tìm kiếm giải pháp lưu trữ hiệu quả về chi phí mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất.
- Tích hợp hệ thống: Trong môi trường công ty truyền thông, dữ liệu thường phải được chia sẻ và truy cập từ nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau. Tích hợp hệ thống lưu trữ với các ứng dụng và thiết bị này một cách hiệu quả là một thách thức.
- Quản lý dữ liệu phức tạp: Công ty truyền thông thường phải làm việc với nhiều loại dữ liệu khác nhau và phải quản lý chúng một cách có tổ chức. Điều này đòi hỏi hệ thống lưu trữ linh hoạt và khả năng tìm kiếm, phân loại và phục hồi dữ liệu một cách dễ dàng.
- Chia sẻ dữ liệu từ xa: Trong khi nhiều công ty truyền thông có nhân viên làm việc từ xa, việc chia sẻ dữ liệu và làm việc cùng nhau trở nên phức tạp hơn. Cần có giải pháp lưu trữ cho phép truy cập từ xa an toàn và hiệu quả.
2 GIẢI PHÁP LƯU TRỮ DỮ LIỆU CHO CÔNG TY TRUYỀN THÔNG
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Lưu trữ đám mây, còn được gọi là Cloud Storage, là một giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông qua internet. Công ty truyền thông có thể lưu trữ tài liều, hợp đồng, hình ảnh, video và thông tin khách hàng trên các dịch vụ đám mây như: Onedrive, Dropbox, Google Drive.
Ưu điểm:
- Truy cập từ xa và linh hoạt: Dữ liệu có thể được truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet và từ nhiều thiết bị khác nhau.
- Khả năng mở rộng: Người dùng có thể mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu thực tế mà không cần đầu tư vào phần cứng mới.
- Khả năng sao lưu tư động: Các nhà cung cấp lưu trữ đám mây thường áp dụng các biện pháp bảo mật và sao lưu dữ liệu để đảm bảo an toàn và khả dụng của dữ liệu.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào internet: Để truy cập dữ liệu, công ty truyền thông cần kết nối internet ổn định. Nếu kết nối bị gián đoạn hoặc chậm chạp, sẽ ảnh hưởng đến việc truy xuất và sử dụng dữ liệu.
- Bảo mật dữ liệu: Do dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, nhiều doanh nghiệp lo ngại về mức độ bảo mật của dữ liệu và khả năng truy cập trái phép.
- Chi phí lưu trữ cao: Giải pháp lưu trữ đám mây yêu cầu phải trả phí định kỳ và khi mở rộng dung lượng lưu trữ chi phí rất cao với dung lượng lớn.
Thiết bị lưu trữ Nas – Giải pháp lưu trữ top 1 cho công ty truyền thông
NAS (Network-Attached Storage) là một giải pháp lưu trữ dữ liệu trên mạng LAN, cho phép nhiều thiết bị truy cập dữ liệu một cách dễ dàng. Đây là một giải pháp được nhiều công ty truyền thông tin dùng. Thiết bị Nas cung cấp khả năng mở rộng dễ dàng, dung lượng lưu trữ lớn, tiết kiệm chi phí.
Ưu điểm:
- Tốc độ truy cập cao: NAS cung cấp hiệu suất cao cho việc truy xuất dữ liệu, là lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ và hiệu suất cao như chỉnh sửa video.
- Bảo mật dữ liệu: NAS cho phép công ty truyền thông kiểm soát truy cập dữ liệu, giúp bảo vệ thông tin quan trọng và tránh truy cập trái phép.
- Không phụ thuộc vào internet: Dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống NAS trên mạng LAN của công ty, giúp tránh vấn đề phụ thuộc vào kết nối internet.
- Dung lương lưu trữ lớn, dễ dàng mở rộng: Thiết bị Nas mang đến khả năng mở rộng linh hoạt, dung lượng lưu trữ lớn phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của công ty.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu: NAS thường tích hợp các tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu tự động, giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu của công ty truyền thông. Những sao lưu này có thể được lên lịch hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kiến thức chuyên môn kỹ thuật: Việc cài đặt ban đầu trước khi sử dụng Nas yêu cầu người dùng phải có kiến thức kỹ thuật để có khả năng cài đặt, xử lý các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, khi mua thiết bị Nas tại Qbit đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bước chi tiết từ A đến Z đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Qua bài viết này, Qbit đã giới thiệu đến bạn 2 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho công ty truyền thông. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu hay liên hệ ngay cho Qbit để được tư vấn giải pháp lưu trữ phù hợp với công ty của bạn.